Vì sao giọng nói của bạn nghe khác qua ghi âm?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác “sốc” khi nghe lại giọng nói của chính mình qua file ghi âm. Giọng nghe lạ lẫm, cao hơn và thậm chí có phần “khó nghe” so với khi chúng ta nói chuyện bình thường. Đối với nhiều người, điều này trở thành nỗi ám ảnh và khiến họ mất tự tin khi giao tiếp. Nhưng vì sao lại như vậy? Và liệu chúng ta có thể cải thiện được không?

Sự khác biệt giữa giọng nói trong ghi âm và giọng nói qua tai nghe: 

Khi bạn nói, âm thanh không chỉ đến từ tai ngoài mà còn được truyền qua xương sọ vào tai trong. Điều này khiến bạn nghe giọng mình trầm ấm, dễ chịu và quen thuộc. Tuy nhiên, khi nghe lại qua file ghi âm, âm thanh chỉ đến từ tai ngoài, dẫn đến sự khác biệt lớn về cao độ và âm sắc. Kết quả là bạn có cảm giác giọng mình không còn là của mình nữa.

Đối với người khác, giọng bạn vẫn bình thường như mọi khi. Tuy nhiên, cảm giác không thoải mái này có thể gây ra tình trạng lo lắng và giảm tự tin, đặc biệt là trong những tình huống cần giao tiếp quan trọng.Giọng nói không phải là thứ bất biến, và thông qua luyện tập đúng cách, bạn hoàn toàn có thể làm chủ giọng nói của mình để tự tin hơn trong giao tiếp.

Tại WELLVOICE, chúng tôi cung cấp các khóa học đặc biệt giúp bạn hiểu rõ về giọng nói của mình, từ việc lý giải vì sao giọng nghe qua ghi âm lại khác biệt đến cách chấp nhận và thích nghi với điều này. Chúng tôi hướng dẫn bạn kiểm soát hơi thở, phát âm và sử dụng âm lượng hiệu quả để giọng nói trở nên rõ ràng, cuốn hút hơn. Quan trọng hơn, bạn sẽ không còn cảm giác sợ hãi khi nghe lại giọng mình, mà thay vào đó sẽ dần quen và tự tin yêu thích giọng nói của mình.

 

Tác giả: Thảo Lan, Đoàn Tiền

Yêu thích:

Chia sẻ tại:

Tìm kiếm

Bài báo gần đây