Những thói quen giao tiếp không hiệu quả có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và khả năng thành công của chúng ta trong các tình huống giao tiếp quan trọng.
Hãy cùng WellVoice tìm hiểu những thói quen giao tiếp gấy mất điểm và cách khắc phục để có thể giao tiếp hiệu quả, thu hút và tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
Thường xuyên ngắt lời người khác
Trong một cuộc hội thoại, ai cũng có quyền trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân của chính mình, nếu bạn thường xuyên cắt lời người đối diện khiến họ nảy sinh cảm giác rụt rè, ngại lên tiếng, thậm chí cảm thấy bản thân không được tôn trọng, lắng nghe.
Nói chuyện quá nhanh
Khi bạn nói quá nhanh và không có khoảng ngắt nghỉ đúng lúc thì rất có thể đối phương sẽ không hiểu hoặc bỏ sót thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Việc nói chuyện nhanh một phần sẽ dẫn đến việc nói lắp hay nói dính chữ vào nhau. Vì vậy, bạn cần học cách nói một cách rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt từ tốn và xác nhận lại xem đối phương đã hiểu ý mình hay chưa vì lý do nói nhanh một phần do thiếu tự tin trong cách truyền đạt hoặc xuất phát từ tính cách của mỗi người. Tại WellVoice ở bài học “Tìm hiểu về nhịp” các bạn sẽ được học về cách ngắt nghỉ đúng lúc, đúng nhịp điệu cùng với đó là những bài tập thực hành về Saccato và Legato giúp cải thiện tốc độ nói sao cho phù hợp.
Mất kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc là một phần quan trọng thể hiện tính cách, con người của bạn. Tuy nhiên, trong giao tiếp, cần điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc một cách khéo léo, tránh những hành vi bộc phát có thể gây hiểu lầm và mất lòng. Ngoài ra việc linh hoạt đưa cảm xúc vào giọng nói cũng là một nghệ thuật giao tiếp hiệu quả giúp đi vào lòng người, nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc phù hợp với giọng nói của mình, vậy nên các học viên WellVoice khi học xong bài “Hỏa” các bạn sẽ thành thạo trong việc đưa cảm xúc vào giọng nói với từng hoàn cảnh, từng đối tượng sao cho phù hợp nhất.
Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể truyền tải nhiều thông tin về tâm trạng, cảm xúc và thái độ của người nói. Các yếu tố như tư thế, cử chỉ, ánh mắt và biểu cảm trên khuôn mặt có thể nói lên rất nhiều điều về người đang giao tiếp.
Ví dụ, khi nói chuyện, người ta thường giữ tư thế thẳng lưng và nhìn thẳng vào mắt người đối thoại để thể hiện sự tập trung và quan tâm. Ngược lại, người lảng tránh ánh mắt hoặc có tư thế khoanh tay có thể cho thấy sự thiếu tự tin, lúng túng hoặc không thoải mái của người nói.
Âm lượng Nói quá to hoặc quá nhỏ
Trong một cuộc trò chuyện hay giao tiếp âm lượng khi nói chuyện quá to hoặc quá nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả giao tiếp.
Nói quá to có thể khiến người nghe cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí còn có thể khiến họ khó tập trung vào nội dung của cuộc trò chuyện.
Ngược lại, nói quá nhỏ cũng có thể gây khó khăn cho người nghe. Ngoài việc cho thấy sự thiếu tự tin của người nói, còn khiến cho người nghe dễ hiểu lầm hoặc bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
Các học viên tại WellVoice sau khóa học đều biết được cách điều chỉnh âm lượng của mình sao cho vừa đủ để người nghe có thể nghe rõ và thoải mái. Vậy nên khi giao tiếp sử dụng âm lượng vừa phải, không quá to hay quá nhỏ, sẽ giúp tăng cường sự tập trung, hiểu biết và tạo ra không khí giao tiếp thoải mái, thân thiện hơn.
Việc chú ý đến các thói quen gây mất điểm trong giao tiếp là rất quan trọng, việc giao tiếp hiệu quả không chỉ gây thiện cảm với người nghe mà còn giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng kết nối với người khác. Vậy làm thế nào để biết bản thân đang mắc phải những lỗi gì trong giao tiếp? Hãy thử tham gia ngay buổi ngắm giọng miễn phí tại WellVoice để được các giảng viên “thăm khám” giọng nói cùa mình xem bạn cần cải thiện điều gì nhé!